Lịch sử ra đời và hình thành làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp
Cùng với nghề làm gốm truyền thống của đồng bào Chăm tại làng Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Chăm làng Mỹ Nghiệp là nơi lưu giữ bao nét nghệ thuật đặc sắc cho đến ngày nay. Trải qua nhiều thế kỷ hình thành và tồn tại, nghề dệt bằng hình thức thủ công vẫn được giữ gìn trọn vẹn và được nối truyền cho đến ngày nay. Điều đặc biệt, đây không chỉ là một nghề truyền thống dân tộc mà còn là nghề chứa đựng bao tinh hoa văn hóa đặc sắc.
[DISPLAY_ULTIMATE_SOCIAL_ICONS]
Làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp ở tỉnh thành nào ?
Nằm trên địa thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 12km về phía Đông Nam. Làng có tên Chăm là Ca Klaing, tên tiếng Việt là Mỹ Nghiệp, một tên gọi được lấy ý nghĩa là nơi sản sinh ra nhà nghề chuyên nghiệp đẹp đẽ.
Bảng đồ chỉ dẫn đến làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp
Cũng như làng gốm của người Chăm làng Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp từ khi được bà Ponagar truyền dạy đã không ngừng phát triển cho đến đến ngày nay. Bằng những giá trị nghệ thuật độc đáo được thể hiện đặc sắc trên tấm thổ cẩm. Làng nghề đã góp phần vào sự đa dạng và sinh động trong nền văn hóa đậm đà dân tộc mình.
Lịch sử ra đời và hình thành làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp
Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm tại vùng đất xứ Panduranga (Phan Rang) đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, thổ cẩm lúc bấy giờ được dệt rất đơn giản chứ chưa có hoa văn, kết cấu đa dạng như bây giờ. Ngoài những bộ trang phục thổ cẩm của vua vương, quan lại, quý tộc và các giới nhà giàu được đính kèm với trang sức, thổ cẩm trong nhân dân vẫn được đan dệt rất thô sơ.
Đến thế kỷ XVII, một người phụ nữ tên Ponagar đã đến vùng đất xứ Panduranga và nhận thấy khí hậu nơi đây thích hợp với việc trồng bông lấy tơ dệt vải. Chính vì thế, bà đã truyền lại nghề cho Ong Xa và bà Chaleng là hai vợ chồng đang sinh sống ở làng Chaleng thời xưa (tức làng Mỹ Nghiệp ngày nay). Dần dần dần sau đó, nghề dệt được những phụ nữ Chăm học tập, thêu dệt và phát triển rộng rãi.
Từ đó trở đi, với cách sáng tạo và kết hợp từ màu sắc trên nền vải được truyền dạy từ nghệ nhân, tổ nghề Ponagar. Thổ cẩm của người Chăm làng Mỹ Nghiệp đã trở thành một nghề chủ chốt trong cuộc sống kinh tế và tinh thần.
Điều gì tạo nên nét đặc sắc trong nghệ thuật dệt của làng Chăm Mỹ Nghiệp
Để có một sản phẩm thổ cẩm tinh sắc mềm mại, hài hòa hoa văn khoát lên trên cơ thể. Thổ cẩm phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, từ tách hạt lấy bông, cuộn, ngâm dập, nhuộm, hồ, chải cho đến đánh ống rất vất vả. Ngay cả khâu tìm màu nhuộm cũng đòi hỏi người thợ phải hết sức công phu.
Thường thổ cẩm màu được chọn làm màu đa phần là màu đen. Muốn làm ra màu này, tơ sau khi được kết thành thổ cẩm phải nhuộm bằng lá chùm bầu, sau đó đem ngâm trong bùn non bảy ngày đêm liên tục. Đó là màu cơ bản để làm nền cho tâm thổ cẩm, còn khi muốn có màu khác như màu đỏ thì phải đi tìm mủ của cây cánh kiến ở trên rừng cao mới làm được. Còn màu xanh thì phải chọn lá, vỏ cây chàm hoặc những thân cây có thể tạo ra màu xanh thì mới nhuộm màu được.
Các màu khác cũng vậy, để có từng sợi tơ màu làm nên tấm thổ cẩm đều phải đi tìm và lựa chọn nguyên liệu kỹ lưỡng. Điều khó khăn không chỉ việc tìm nguyên liệu để tạo nên tấm thổ cẩm có màu sắc đẹp, mà khó còn khăn còn ở công đoạn phối màu và thể hiện trên từng đường nét.
Sau quá trình chọn nguyên liệu để làm tạo những màu sắc cho tấm thổ cẩm. Việc sáng tạo ra những hoa văn tinh xảo phải được vận dụng tỉ mỉ, chu đáo từ hoa tay, óc thẩm mỹ cùng sự am tường về đường nét, màu sắc, hình khối… của người nghệ nhân là cực kỳ quan trọng. Điều này được quý như một người họa sỹ thực thụ vẽ lên một bức tranh đầy đam mê, nhiệt huyết và tinh thần vào từng đường nét thổ cẩm. Có như vậy mới tạo nên sự hài hòa, cân đối cho tấm vải.
Không chỉ vậy, trong quá trình dập vải, việc thực hiện nhịp điệu đều tay cũng rất quan trọng. Nếu không có sự nhịp nhàng thì vải sẽ không căng mịn và khó nổi bật hoa văn. Ngoài ra, trong quá trình đan dệt người nghệ nhân cũng phải có một tinh thần thoải mái, vui tươi thì những sợi chỉ nhỏ li ti mới dần biến thành những mảnh thổ cẩm có hồn với màu sắc rực rỡ, hoa văn tinh xảo.
Nét nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, tỉ mỉ và kỳ công không chỉ thể hiện trong quá trình tạo ra những tấm vải thổ cẩm độc đáo, tinh túy. Mà nét độc đáo ở đây còn thể hiện qua sự phong phú, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chủng loại.
Nổi trội nhất là những hoa văn cổ thể hiện sự quý phái, sang trọng như Văn thần đèn, Siva, Rồng trời hay Văn cổ, đặc biệt là các hoa văn về Văn con voi của người Tây Nguyên, hay Văn hoa mai của người Kinh, đồng thời kết hợp các chất liệu mới như sợi tổng hợp, sợi kim tuyến làm Văn cầu vòng đủ các sắc màu của đất trời, thật ấn tượng.
Chính vì điều này, mà mỗi tấm thổ cẩm của làng Mỹ Nghiệp đều có những nét riêng biệt cho dù được dệt bởi cùng một nghệ nhân. Đó là lý do vì sao, khi đứng trước hàng trăm tấm thổ cẩm, bạn khó có thể tìm được sự trùng lặp về hoa văn, kiểu cách.
Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống của cha – ông
Từ khi nghề dệt thổ cẩm được bà Ponagar truyền dạy cho vợ chồng Ong Xa và bà Chaleng, sau đó được lan rộng mạnh mẽ đến người dân làng Mỹ Nghiệp. Nghề dệt thổ cẩm đã thể hiện nghề truyền thống mẹ truyền con nối. Chính vì vậy, một trong những đầu tiên phải có chính là những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được Muk Thruh Palei (bà tổ quê hương) đặt ra cho phụ nữ Chăm để tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất.
Bằng những điều này, sản phẩm thổ cẩm của làng Mỹ Nghiệp đã được nhiều người biết đến bởi chất lượng tốt và mẫu mã đa dạng. Vì thế mà nghề dệt truyền thống làng Mỹ Nghiệp đã được truyền bá rộng rãi từ các làng Hữu Đức, Chung Mỹ, Văn Lâm… ở Ninh Thuận đến các làng xa xôi nhất ở Bình Thuận. Tuy nhiên, nghề dệt truyền thống ở làng Mỹ Nghiệp có sự khác biệt là việc thêu dệt chính là thanh niên, còn con gái ngồi khung kéo sợi, khung cửi còn con trai cắt, may thành sản phẩm.
Sự giữ gìn và phát triển nghề truyền thống làng dệt Mỹ Nghiệp được ấn định và phát triển mạnh nhất có thể xem là vào năm 1992. Đây là thời điểm được xem là giai đoạn hồi sinh khi cơ sở dệt thổ cẩm Chăm Inrahani của chị Thuận Thị Trụ được thành lập.
Với sự hợp tác với các công ty may mặc ở thành phố Hồ Chí Minh và sự nhận thấy giá trị, ý nghĩa to lớn của làng nghề. Chính quyền các cấp ở trong tỉnh đã vận dụng linh hoạt những chủ trương và chính sách hỗ trợ và phát triển làng nghề của Nhà nước giúp người dân Mỹ Nghiệp có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất để phát triển làng nghề. Từ đó đến đây, làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp đã góp phần vào việc giới thiệu sản phẩm văn hóa trong du lịch và góp phần phát triển văn hóa dân tộc Chăm trong tỉnh nói riêng và khu vực miền trung nói chung.
Lời kết
Hoa văn trong thổ cẩm Chăm không chỉ mang tính trang trí, giá trị thẩm mỹ, còn phản chiếu đặc trưng sinh hoạt văn hóa, xã hội và tôn giáo Chăm. Thông qua hoa văn có thể phân biệt giới tính, giai cấp, địa vị xã hội, chức sắc tôn giáo… Chính vì vậy hoa văn là nhân tố quan trọng cần phải giữ gìn và bảo tồn trong nghề dệt cổ truyền của đồng bào Chăm.
Blogger Kafin
Ảnh: tổng hợp từ nhiều nguồn