Làng gốm Chăm Bàu Trúc

Lịch sử ra đời và hình thành làng gốm Chăm Bàu Trúc


Cùng với làng dệt Thổ cẩm Mỹ Nghiệp truyền thống, làng gốm Bàu Trúc là hai làng nghề cổ xưa của người Chăm tại Ninh Thuận còn sót lại cho đến ngày nay. Trải qua 800 năm hình thành và phát triển từ thời vua Poklong Garai, khi ông chính thức cai quản xứ Panduranga (Phan Rang) vào cuối thế kỷ XII. Gốm Bàu Trúc đã thể hiện giá trị dân tộc cốt lõi không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần. Đó là lí do vì sao mà gốm Bàu Trúc được xem là một bảo tàng sống chân thực của Ninh Thuận.

[DISPLAY_ULTIMATE_SOCIAL_ICONS]

Vị trí địa lí Làng gốm Chăm Bàu Trúc – Ninh Thuận

Nằm cách thành phố Phan Rang khoảng 10km về phía Nam, ngay trên đường quốc lộ 1A, làng gốm Bàu Trúc là địa giới thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. 

Bản đồ di chuyển đến làng gốm Chăm Bàu Trúc

Làng gốm truyền thống Chăm Bàu Trúc là làng nghề cổ xưa đã tồn tại và phát triển hơn 7 thế kỷ từ khi ông bà PôKlông Chang đưa người Chăm từ trên vùng đồi núi về đồng bằng sinh sống. Đặc biệt, đây là nơi lưu giữ nhiều nét đặc sắc hiếm có trong nghệ thuật làm gốm của người Chămpa xưa. Chính vì thế mà làng đã trở thành làng nghề cổ nhất Đông Nam Á nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công tuyệt hảo.

Cổng làng gốm Chăm Bàu Trúc

Cổng làng gốm Chăm Bàu Trúc


Lịch sử hình thành làng gốm Chăm Bàu Trúc

Cho đến ngày nay, người Chăm tại làng gốm Bàu Trúc vẫn tự nhận mình là con cháu của Pô Klông Chang – một quan cận thần của vua Chăm Pô Klong Giarai (1151 – 1205). Họ kể rằng, chính ngài là người đã đưa người dân di chuyển từ vùng đồi núi đến tại cánh đồng “Hamu Trok” để sinh sống và dạy cho người Chăm tại đây lấy đất sét tại các bờ sông, con suối để làm ra gốm. Không những vậy, vợ chồng PôKlông Chang còn dạy cho dân làng cách trồng trọt, đánh bắt và buôn bán để người dân thoát khỏi cảnh đói khổ, nghèo nàn.

Sau khi về sinh sống tại vùng đất mới, người Chăm tại vùng đồng bằng “Hamu Trok” đã phát triển nghề làm gốm ngày một phát triển hưng thịnh, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

Vào năm 1832 thời kỳ vua Minh Mạng, theo biến cố lịch sử, tên gọi Paley Hamu Trok đã được đổi thành tiếng Việt là Vĩnh Thuận. Tên gọi này chính thức trở thành một bộ phận trực thuộc nhiều hành chính khác nhau, có lúc thuộc phủ, đạo, huyện, thị trấn.

Năm 1954 (chấm dứt thời Pháp thuộc) thôn Vĩnh Thuận có lúc thuộc phủ Bình Thuận, Phủ Ninh Thuận, đạo Phan Rang. Thời Mỹ – Ngụy (1954 – 1975). Bắt đầu từ đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, nền hành chính có sự thay đổi thì thôn Vĩnh Thuận lại thuộc xã Phước Hậu (Phước Hữu), quận An Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, một trận lụt lớn xảy ra năm 1964 (Giáp Thìn) đã cuốn đi nhà cửa, trâu bò của người Chăm nơi đây. Vì thế, họ đã di dời làng về nơi cao ráo hơn – nơi có nhiều cây trúc cạnh một cái ao khá lớn nên gọi là Bàu Trúc (trong tiếng Chăm, Bàu có nghĩa là ao – hồ). Từ đây, tên gọi Bàu Trúc được sử dụng và mặc định trong việc nhấn mạnh về một làng nghề nổi tiếng của người Chăm tại đồng bằng.

Sau khi thống nhất đất nước (1975) theo chủ trương của Đảng – Nhà nước vào năm 1976 hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận sáp nhập thành một tỉnh Thuận Hải thì Bàu Trúc vẫn giữ nguyên tên gọi hành chính là thôn Vĩnh Thuận nhưng lại thuộc một huyện khác – huyện An Sơn.

Đến năm 1992 tỉnh Thuận Hải lại được chia tách thành hai tỉnh như cũ là Ninh Thuận và Bình Thuận. Từ đó đến nay, địa danh hành chính thôn Vĩnh Thuận được đổi thành “Khu phố 7”, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.

Dựa theo quá trình hình thành và phát triển của làng gốm Bàu Trúc. Ta dễ dàng thấy được sự thay đổi đa dạng và phức tạp như bao làng Chăm khác ở Ninh thuận. Tuy nhiên, điều đặc biệt là họ còn lưu giữ rõ nét trong tục cúng tế tổ tiên dòng núi (atâu cơk) và dòng biển (atâu tathik). Với điều này, đã nói lên sự liên quan đến người Chăm tại xứ Panduragan – Champa cổ xưa từng định cư ở đồng bằng làm lúa nước.


Ông tổ nghề gốm của người Chăm Bàu Trúc

Pô Klông Chang – một quan cận thần của vua Chăm Pô Klong Giarai (1151 – 1205) là tổ sư của nghề gốm Chăm Bàu Trúc.Ông là người đã đưa người dân di chuyển từ vùng đồi núi đến tại cánh đồng “Hamu Trok” để sinh sống và dạy cho người Chăm tại đây lấy đất sét tại các bờ sông, con suối để làm ra gốm. Không những vậy, vợ chồng PôKlông Chang còn dạy cho dân làng cách trồng trọt, đánh bắt và buôn bán để người dân thoát khỏi cảnh đói khổ, nghèo nàn.Trải qua bao nhiêu năm xây dựng và phát triển,nghề gốm truyền thống này luôn được lưu truyền qua bao thế hệ mà không hề mai mọt.

Khác với những ngành nghề của người Việt tại Ninh Thuận trong tín ngưỡng tạ ơn tổ nghề. Nghề gốm của người Chăm tại làng Bàu Trúc có một sự tôn thờ, nhớ ơn sâu sắc với người đã tạo ra nó. Điều này thể hiện qua lễ nghi, nguyên tắc trong từng phần của việc tổ chức một ngày trọng đại.

Giỗ tổ nghề của đồng bào Chăm tại làng Bàu Trúc được tổ chức vào ngày 21 tháng 10 hàng năm (nhằm ngày mùng 3 tháng 7 Chăm lịch).

Trước khi bắt đầu buổi lễ, các vị chức sắc và đông đảo người dân làng Bàu Trúc tập trung tại nhà làng thực hiện nghi thức rước y trang tổ nghề gốm. Lễ rước y trang do vị thủ đền Pôklong Chanh dẫn đầu với đội nhạc lễ và đội vũ công truyền thống.

Lễ rước di chuyển từ khu dân cư đến đền thờ Pôklong Chanh cách làng khoảng 2km về hướng Tây- Bắc. Thực hiện nghi lễ giỗ tổ sẽ do thầy kò ke, bà bóng, ông thủ đền thực hiện trước sự chứng kiến của các vị chức sắc Bàlamôn.

gio-to-nghe-gom-tai-lang-bau-truc
Thủ đền Pô Klông Chanh dẫn đội nhạc lễ và đội vũ công trong ngày giỗ tổ nghề tại làng Bàu Trúc

Cũng như lễ hội Kate, ông thủ đền và bà bóng sẽ dùng nước để tắm tượng thờ, mặc trang phục, sắp đặt phẩm vật lên bàn thờ tổ.

Sau nghi thức cúng mở cửa đền, thầy kò ke vừa đàn kanhi vừa hát ngợi ca công đức tổ nghề Pôklong Chanh và cầu mong ông phù hộ cho dân làng một năm mới bình an, may mắn, thịnh vượng. Kế đến, dân làng bày vật phẩm cúng tổ cầu mong nghề gốm truyền thống ngày càng phát triển, thành đạt.

nghi-thuc-mac-trang-phục-cho-vơ-chong-to-nghe-gom-poklong-garai
Nghi thức mặc trang phục cho vợ chồng tổ nghề gốm Pôklông Chanh

Với những nét đặc sắc trong nghệ thuật tạo gốm, kèm theo đó là tín ngưỡng thờ cúng ý nghĩa trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Nghệ thuật chế tác gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một điều có ý nghĩa quan trọng cho đồng bào Chăm nơi đây, yếu tố này càng làm người dân phấn khích để họ thi đua làm ra nhiều sản phẩm đẹp, bền phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng.

Bộ trưởng bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch công nhận nét đặc sắc của làng nghề gốm Bàu Trúc
Bộ trưởng bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch công nhận nét đặc sắc của làng nghề gốm Bàu Trúc

Tác giả: Kafin

Thưởng thức hình ảnh một vài sản phẩm từ làng gốm Bàu Trúc
Sản phẩm đang bán trên Shop Gốm Bàu Trúc HCM tại [/su_


Gốm Chăm Bàu Trúc được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 20.10, tại làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng chứng nhận Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Gốm Bàu Trúc được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Người dân làng gốm Bàu Trúc vui mừng khi làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Gốm Chăm được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - ảnh 1

Đại diện người dân làng gốm Bàu Trúc đón nhận Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

4 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *